Dark Light
Nguyên nhân trẻ lười học

Nguyên nhân trẻ lười học và 10 cách trị chứng lười học ở trẻ Để lại bình luận

Lười học là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở học sinh trong tất cả các cấp học. Điều này khiến cho những người làm cha, làm mẹ rất lo lắng cho tương lai của các con. Tuy vậy nếu xác định được chính xác nguyên nhân trẻ lười học thì việc khắc phục và giúp con vượt qua rất đơn giản.

Tại sao trẻ lười học?

Theo chia sẻ của các chuyên gia, tình trạng trẻ lười học không hẳn là xảy ra do độ tuổi hay áp lực học tập. Mà nó có nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể những lý do thường gặp nhất là:

Trẻ không có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi

Nhiều cha mẹ cho rằng học là việc quan trọng nhất của con nên đã dồn ép con học mọi lúc khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ dần mất đi tuổi thơ, mất đi những khoảnh khắc vui đùa thoải mái bên bạn bè. Dần dần trẻ sẽ lười học, học hành một cách chống đối.

Trẻ đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe

Có thể là bé đang cảm thấy mệt mỏi, ốm sốt hoặc mắc các bệnh về mắt, về tai. Các vấn đề này khiến cho trẻ không có hứng thú khi học, khi ngồi học cũng không thực sự tập trung, kết quả học tập sa sút cũng sẽ khiến trẻ lười học.

Bé có tính hiếu động hoặc không nhanh nhẹn như bạn bè

Đôi khi việc lười học cũng xảy ra do tính cách vốn có của bé. Nếu hiếu động quá mức con sẽ không có tính kiên nhẫn khi ngồi học quá lâu. Tính cách chậm chạp thì sẽ tạo ra sức ì lớn cho bé. Từ đó tạo thành các thói quen xấu như lười nhác, thụ động, không tập trung,….

Cha mẹ giáo dục con không đúng cách

Thực tế cho thấy phần lớn các bậc phụ huynh đều thiếu sự kiên nhẫn khi dạy dỗ con. Khi trẻ chậm tiếp thu hoặc nghịch ngợm thì họ chọn cách la mắng thay vì bảo ban nhẹ nhàng. Chính những phản ứng tiêu cực này của cha mẹ khiến cho trẻ có cảm giác bị cha mẹ ghét bỏ, không yêu thương mình. Thế nên trẻ lười học hoặc học hành theo cách chống đối, bất cần.

Tâm lý ỉ lại của trẻ

Ngược lại với việc quát mắng thì nuông chiều trẻ quá mức cũng là nguyên nhân khiến trẻ không có tinh thần học tập. Trẻ hiểu rằng dù làm gì sai hay học hành chưa tốt cũng không bị cha mẹ la mắng. Như vậy trẻ sẽ buông xuôi và chểnh mảng trong việc học tập cũng như các vấn đề khác.

Nguyên nhân khách quan từ môi trường giáo dục

Nhiều trường hợp trẻ lười học do thầy cô giảng bài không lôi cuốn, cách dạy truyền thống khiến trẻ cảm thấy bài giảng không hấp dẫn. Ngoài ra trẻ lười học cũng có thể là do tâm lý sợ đến lớp, mâu thuẫn với bạn bè,….

Cho trẻ đã được học trước chương trình

Học trước chương trình là thực tế thường thấy ở cả trường học và cả ở nhà. Điều này khiến trẻ chủ quan, cho rằng những kiến thức này mình đã biết nên không cần học nữa.

>> Xem thêm: 5 Bệnh học đường thường gặp – Nguyên nhân và cách phòng tránh.

Những kinh nghiệm trị chứng lười học ở trẻ

Lười học là “tật” xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy vậy nếu cha mẹ quan tâm, giáo dục con đúng cách thì trị chứng lười học ở trẻ không quá khó. Theo đó, nếu chưa biết bé lười học phải làm sao thì cha mẹ có thể áp dụng một số cách dạy trẻ lười học như sau:

Cách trị chứng trẻ lười học
Cách trị chứng trẻ lười học

Không ép buộc học quá nhiều

Đồng ý là học là con đường ngắn nhất giúp trẻ đi đến thành công. Nhưng nó lại không phải là con đường duy nhất. Vậy nên phụ huynh đừng ép buộc con học quá nhiều. Học nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, hiệu quả không tốt. Hãy chia nhỏ khối lượng bài vở và thiết lập thời gian biểu hợp lý cho con có thời gian nghỉ ngơi và xốc lại tinh thần sau những giờ học căng thẳng.

Tạo cho con cách tập trung

Học nhiều nhưng không tập trung không bao giờ có kết quả tốt. Ngược lại 1 giờ học tập trung sẽ mang lại hiệu quả học tập tốt hơn rất nhiều. Cha mẹ hãy dạy cho con cách tập trung khi học tập. Học đến đâu hiểu đến đấy thì bé sẽ thấy thích thú và hào hứng với việc học hơn.

Cân bằng giữa học và giải trí

Nghỉ ngơi và giải trí là nhu cầu chung của tất cả mọi người. Với trẻ nhỏ, các con càng cần có thời gian vui chơi, giải trí để có được tuổi thơ đúng nghĩa. Do đó cha mẹ cần cân bằng giữa việc học và nhu cầu giải trí của con để tạo tinh thần phấn chấn, sảng khoái hơn cho bé. Như vậy bé cũng sẽ không sợ và không cảm thấy lười biếng khi ngồi vào bàn học.

Tạo cho con một góc học tập độc đáo và riêng tư

Nơi học tập của con luôn luôn phải đảm bảo được sự riêng tư và yên tĩnh. Nó sẽ giúp bé tập trung học hành và không bị phân tán tư tưởng bởi những âm thanh và hoạt động xung quanh. Để tăng thêm sự hứng thú cho con, các bậc cha mẹ có thể chọn mua những sản phẩm bàn học thông minh với đầy đủ các tính năng chống cận, chống gù. Vừa bảo vệ sức khỏe cho bé vừa tạo sự thích thú trong việc học của các con.

Thưởng và phạt đúng lúc

Cha mẹ hãy cho con biết ý nghĩa của việc thưởng và phạt để áp dụng hiệu quả. Khi con chăm chỉ học hành sẽ nhận được những gì và ngược lại lười học sẽ ra sao. Từ đó tạo ra những quy tắc về thưởng phạt để con có thêm động lực cố gắng.

Không so sánh con với các bạn khác

Mỗi một đứa trẻ sẽ có những ưu điểm và thế mạnh riêng của mình. Hơn nữa không ai muốn mình là bản sao của ai hoặc bị so sánh với bất kỳ ai. Thế nên cha mẹ tuyệt đối không được so sánh con với các bạn. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bất mãn và càng buông xuôi hơn trong việc học hành.

Theo dõi quá trình học của con

Trong suốt quãng thời gian trẻ ngồi trên ghế nhà trường cha mẹ cũng phải là người đồng hành cùng con để biết bé học như thế nào, khối lượng bài vở ra sao. Như thế cha mẹ mới có thể chia sẻ và hỗ trợ con học tập tốt hơn.

Thay đổi phương pháp học tập

Có khá nhiều phương pháp học thông minh mà cha mẹ có thể dạy trẻ thay vì chăm chăm vào sách giáo khoa và cách dạy truyền thống. Cha mẹ hãy thường xuyên thay đổi cách học tập, khả năng ghi nhớ cho con bằng các bài học thực tiễn. Nó vừa giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, hào hứng hơn trong việc học vừa giúp trẻ học tập tốt hơn, trẻ lười học lại hoá con ngoan chăm chỉ.

Tập thói quen đọc sách

Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Đọc sách là một trong những thói quen rất tốt giúp trẻ tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích cho việc học cũng như các ứng dụng trong cuộc sống. Cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen này để trẻ có thể vượt qua được rào cản mang tên lười học.

Hướng cho con có ước mơ

Khi có ước mơ, định hướng rõ ràng cho tương lai thì trẻ sẽ biết mình nên làm gì và cần cố gắng ra sao. Chính vì vậy cha mẹ hãy tìm hiểu bé có mong muốn gì trong tương lai để định hướng cho con mục tiêu phấn đấu. Điều này sẽ giúp trẻ học tập có kế hoạch và có động lực mạnh mẽ hơn để đạt được ước mơ của mình.

Kết luận

Bài viết trên đây là thông tin giải đáp về nguyên nhân khiến trẻ lười học và biện pháp khắc phục hiệu quả. Mong rằng Bàn Học Cho Bé đã chia sẻ đến quý phụ huynh thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích và áp dụng thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIỎ HÀNG

close