Cận thị là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi học sinh. Khi bị cận thị mà trẻ không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ làm tăng độ gây ra những tác động tiêu cực cho đôi mắt của các con. Dưới đây là một số thông tin về việc đeo kính cận đúng cách mà các bậc phụ huynh cần biết.
Trẻ bị cận không đeo kính có tăng độ không?
Bị cận không đeo kính có tăng độ không? là thắc mắc chung của rất nhiều phụ huynh. Trả lời vấn đề này các bác sĩ chuyên khoa cho biết nếu không được đeo kính trong thời gian dài sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn bình thường. Từ đó dẫn đến việc độ khúc xạ tăng nhanh bất thường.
Với câu hỏi bị cận không đeo kính có sao không các bác sĩ cũng cho biết nếu không đeo kính sẽ khiến cho các bé không thích nghi được với số kính mới. Như vậy nếu cận thị mà không đeo kính thì mắt sẽ tăng độ và tăng nhanh đến 2 – 3 độ so với việc đeo kính cận đúng cách.
Trẻ cận thị có nên đeo kính thường xuyên không?
Không đeo kính sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của đôi mắt vậy bị cận có nên đeo kính thường xuyên không?
Trong trường hợp trẻ bị cận nhẹ ở 1, 2 độ thì có thể tháo kinh và dành thời gian cho mắt thư giãn. Những trường hợp cận nhẹ có thể hỗ trợ điều trị bằng việc chăm sóc đôi mắt đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý và tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt.
Còn với các trường hợp cận nặng hơn 2 độ thì trẻ nên đeo kính thường xuyên để hỗ trợ chức năng mắt một cách tốt nhất. Tránh để mắt phải tự điều tiết quá nhiều khiến việc đeo kính cận bị phản tác dụng.
>> Nguyên nhân gây gù lưng ở trẻ nhỏ và những cách chống gù lưng.
Hướng dẫn đeo kính cận đúng cách – Cận 4 độ có nên đeo kính thường xuyên không?
Cận độ 4 tức là lúc độ cận đã khá nặng. Thế thì trẻ bị cận 4 độ có nên đeo kính thường xuyên? Đáp án là CÓ.
Nếu bỏ kính ra có thể trẻ sẽ không nhìn thấy rõ được những vật ở cự ly gần. Hơn nữa chức năng mắt lúc này đã khá kém thế nên trẻ bị cận độ 4 cần đeo kính thường xuyên để mắt làm việc hiệu quả hơn. Tuy vậy trẻ vẫn có thể bỏ kính khi ngủ và thỉnh thoảng bỏ kính ra ngoài để thư giãn và dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi.
Trẻ bị cận đeo kính có sao không?
Trẻ bị cận và phải đeo kính sẽ phần nào gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày của bé. Còn về vấn đề sức khỏe thì việc đeo kính sẽ không gây tác động xấu. Ngược lại nó còn là vật dụng hỗ trợ mắt làm việc hiệu quả hơn. Tương tự như vậy với thắc mắc trẻ bị cận thị có nên đeo kính? thì đáp cán cũng là CÓ. Việc đeo kính không gây hại cho mắt mà còn có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm do cận thị gây ra như: Teo hắc võng mạc, xuất huyết võng mạc, thoái hóa điểm vàng, nhược thị,….
Những sai lầm khi đeo kính cận ở trẻ
Tưởng chừng như việc đeo kính cận ở trẻ rất đơn giản nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp mắc sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng kính cận ở trẻ nhỏ.
Trong đó những sai lầm thường gặp nhất là:
- Đeo kính cận không đúng với độ cận của mắt.
- Sử dụng chung kính cận của người khác.
- Thường xuyên bỏ kính ra ngoài, chỉ đeo kính khi làm việc, học tập.
- Đeo kính không đúng vị trí, kính bị tụt thấp hoặc áp sát vào sống mũi.
Cách đeo kính cận đúng cách
Để trẻ đeo kính cận đúng cách, an toàn và bảo vệ mắt hiệu quả thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ áp dụng một số biện pháp sau:
- Chọn mua kính có độ cận đúng với độ cận thực tế trẻ đang mắc phải.
- Nhắc nhở trẻ dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt. Không nên đeo kính 24/24, nhất là với những trường hợp mắt cận ở mức độ nhẹ.
- Chọn gọng kính phù hợp với khuôn mặt trẻ. Không đeo kính quá chật hoặc quá lỏng không đảm bảo được chức năng hỗ trợ mắt.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng một lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp mắt đã tăng độ mà vẫn đeo kính có độ cận không phù hợp.
- Giữ khoảng cách an toàn giữa mắt và thiết bị điện tử, sách vở ngay cả khi đeo kính cận.
Làm thế nào để hạn chế mắt cận tăng độ ở trẻ nhỏ?
Bên cạnh việc, đeo kính cận đúng cách thì bố mẹ cũng cần quan tâm đến việc làm thể nàogiúp trẻ hạn chế được nguy cơ tăng độ cho con. Cận thị ở trẻ nhỏ trong độ tuổi học đường là hiện tượng rất phổ biến với tỷ lệ học sinh bị cận ngày càng tăng mạnh qua từng năm.
Theo đó, những việc cha mẹ nên làm khi con bị cận thị là:
Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin A, B1
Vitamin A là một trong những khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng đối với thị lực của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sự xuất hiện của loại vitamin này sẽ giúp duy trì giác mạc rõ ràng và giúp trẻ có thể nhìn thấy được các vật xung quanh trong điều kiện ánh sáng yếu.
Còn vitamin B1 góp phần quan trọng trong việc làm giảm giảm mức độ homocysteine trong mắt. Đây là một loại protein làm tăng nguy cơ viêm màng mắt và thoái hóa điểm vàng. Thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A và B1 có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt cho trẻ nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ Caroten
Beta carotene là một loại tiền chất của vitamin A. Nó được biết đến với tác dụng củng cố thị lực, giúp mắt sáng hơn. Từ đó giúp hạn chế nguy cơ tăng độ ở trẻ cận thị và giúp các bé có đôi mắt khỏe đẹp hơn.
Bổ sung thêm Canxi và Crom vào chế độ dinh dưỡng
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng thiếu crom sẽ khiến mắt tăng độ, tốc độ lồi của nhãn cầu mắt cũng diễn ra nhanh hơn. Cha mẹ nên tích cực bổ sung các thực phẩm giàu crom như lòng đỏ trứng gà, gan bò, các loại nấm, nước ép nho,… để giúp các con hạn chế được tình trạng tăng độ mắt.
Tương tự như vậy canxi cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ cận thị và củng cố chức năng mắt rất tốt. Đây cũng là vi chất quan trọng giúp các con có đôi mắt khỏe mạnh mà cha mẹ không nên bỏ qua.
Sử dụng bàn học thông minh chống gù chống cận
Ngoài việc đeo kính cận đúng cách thì việc sử dụng bàn học thông minh được xem là một trong các giải pháp tốt nhất giúp cha mẹ hạn chế nguy cơ tăng độ cho trẻ một cách đơn giản và hiệu quả. Những chiếc bàn thông minh chống gù chống cận được thiết kế đặc biệt có thể tùy chỉnh độ cao theo vóc dáng của từng bé trong từng giai đoạn phát triển. Điều này sẽ giúp trẻ có được tư thế ngồi thoải mái, không phải khom lưng khi bàn / ghế quá thấp, cũng không phải rướn người khi bàn ghế cao hơn so với vóc dáng. Đồng thời giữa mắt và mặt bàn cũng được duy trì ở khoảng cách an toàn.
Ngoài ra, mặt bàn còn được phủ một lớp sơn chống lóa để chống nguy cơ ánh sáng bị lóa và hắt ngược lại mắt của bé. Như vậy mắt bé sẽ được bảo vệ “kép”, giảm nguy cơ tăng độ và chăm sóc đôi mắt tốt hơn.
Sử dụng đèn học thông minh chống cận
Đèn học thông minh chống cận được thiết kế từ những bóng đèn led có thể điều chỉnh độ sáng phù hợp với mắt của bé. Sản phẩm góp phần đặc biệt quan trọng trọng việc làm giảm nguy cơ cận thị ở trẻ và hạn chế tình trạng tăng độ ở trẻ mắc tật khúc xạ về mắt. Với công nghệ sản xuất chip mới đèn học thông minh còn mang lại khả năng phát sáng vượt trội. Đây sẽ là một trong những cách đơn giản nhất để cha mẹ có thể bảo vệ đôi mắt của các con hiệu quả và an toàn.
Kết luận
Trên đây là một số chia sẻ của Bàn Học Cho Bé về các vấn đề thường gặp ở trẻ mắc bệnh cận thị và cách giúp khắc phục nguy cơ tăng độ cho trẻ. Hãy nhớ hưỡng dẫn trẻ đeo kính cận đúng cách nhé! Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc đôi mắt cho các con.