Hiện nay, cha mẹ không cần phải đau đầu khi lựa chọn bàn học cho con nữa. Bởi cha mẹ có thể tự tay thiết kế làm bàn học cho con một cách đơn giản, vừa có thể chiều theo sở thích của con vừa thể hiện được sự quan tâm của cha mẹ tới việc học hành với con cái. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Bàn Học Cho Bé để tham khảo ngay cách cách đóng bàn học cho con tại nhà nhé!
Lên ý tưởng thiết kế bằng cách hỏi sở thích của con
Vấn đề lựa chọn bàn học cho con được nhiều cha mẹ quan tâm, bởi chất lượng bàn học có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của con cái. Không chỉ giúp con thoải mái trong việc học tập mà còn là nơi giúp các con thỏa sức sáng tạo.
Lên ý tưởng cách đóng bàn học bằng cách hỏi sở thích của con là món quà tinh thần vô giá mà cha mẹ trao tặng cho con, yêu thương con đúng cách. Cha mẹ cần hỏi con cái về sở thích, phong cách trang trí, chất liệu thiết kế, kiểu dáng bạn học mà bé yêu thích. Từ đó lên ý tưởng xây dựng bản thiết kế sao cho phù hợp với không gian. Điều này sẽ khích lệ tinh thần bé tập trung và thích thú hơn ngồi vào bàn học.
Tìm hiểu về kích thước bàn ghế tiêu chuẩn dựa theo chiều cao của bé
Để phòng tránh các bệnh học đường cho trẻ em, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về kích thước bàn ghế tiêu chuẩn dựa theo chiều cao của bé cũng như theo quy định chuẩn của bộ y tế. Kích thước bàn ghế theo tiêu chuẩn giúp bé vừa có thể nâng cao được hiệu quả trong quá trình học tập, vừa tạo nên không gian thoải mái cho bé tự do phát triển trí tuệ của mình.
Cha mẹ có thể tham khảo tiêu chuẩn kích thước bàn ghế theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã ban hành dưới đây để biết cách đóng bàn học cho con nhé!
- Chiều cao bàn ghế tương ứng với chiều cao của trẻ: Cao 100 – 109cm tương ứng với ghế cao 26cm, chiều cao bàn 45cm.
- Chiều cao bàn ghế tương ứng với chiều cao của trẻ: Cao 110 – 119cm tương ứng với ghế cao 28cm, chiều cao bàn 48cm.
- Chiều cao bàn ghế tương ứng với chiều cao của trẻ: Cao 120 – 129cm tương ứng với ghế cao 30cm, chiều cao bàn 51cm.
- Chiều cao bàn ghế tương ứng với chiều cao của trẻ: Cao 130 – 144cm tương ứng với ghế cao 34m, chiều cao bàn 57cm.
- Chiều cao bàn ghế tương ứng với chiều cao của trẻ: Cao 145 – 159cm tương ứng với ghế cao 37cm, chiều cao bàn 63cm.
- Chiều cao bàn ghế tương ứng với chiều cao của trẻ: Cao 160 – 175cm tương ứng với ghế cao 41cm, chiều cao bàn 69cm.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đưa ra các quy định khác như:
- Bàn và ghế của học sinh phải rời nhau, ghế bắt buộc cần phải có thành để tựa lưng giúp trẻ ngồi đúng tư thế nhất.
- Kích thước khi thiết kế bàn học phải phù hợp với vóc dáng của trẻ. 0,4m -0,5m là kích thước chiều ngang tối thiểu của bàn, kích thước chiều rộng của ghế 2/4 – ⅔ dài đùi.
>> Xem thêm: Kích thước bàn học tiêu chuẩn của Bộ y tế mà các phụ huynh cần biết.
Phác thảo sơ bộ từ ý tưởng thành bản vẽ 2D trên giấy
Bản thiết kế nào cũng cần có phác thảo sơ bộ từ ý tưởng thành bản vẽ 2D trên giấy. Sau khi cha mẹ đã lựa chọn được ý tưởng thiết kế và nắm được các kích thước tiêu chuẩn thì cần phác thảo lại trên giấy. Từ đó, biết cách đóng bàn học đúng chuẩn.
Bản vẽ phác thảo cần có các nội dung chủ yếu như: Cách đóng bàn học như thế nào, kích thước bàn học, kiểu dáng bàn học, ý tưởng đóng lắp bàn học ra sao. Đây là bước cơ bản và quan trọng để hoàn thiện ý tưởng và bắt đầu xây dựng sơ bộ về sản phẩm bàn học của mình.
Chọn các vật liệu đóng bàn học phù hợp
Trước khi bắt tay vào thiết kế bàn học cho bé, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về vật liệu đóng bàn học. Dưới đây là một số gợi ý cho các phụ huynh tham khảo để biết cách đóng bàn học phù hợp nhất.
Thiết kế bằng vật liệu gỗ tự nhiên
Thiết kế bàn học bằng vật liệu gỗ tự nhiên là ý tưởng sáng tạo hài hòa và phù hợp nhất đối với con trẻ. Vật liệu gỗ tự nhiên có những ưu điểm nổi bật như: Bền đẹp, chắc chắn và cứng cáp. Đặc biệt hơn cả vật liệu từ tự nhiên sẽ đảm bảo tuyệt đối an toàn sức khỏe của trẻ nhỏ và thân thiện với môi trường.
Hiện nay, có nhiều loại gỗ mà cha mẹ có thể lựa chọn tùy vào nhu cầu khác nhau trong việc làm nội thất, bàn học như: Gỗ hương, gỗ óc chó, gỗ sồi… Các loại gỗ tự nhiên đa dạng giúp cha mẹ có nhiều sự lựa chọn tốt nhất cho con để biết cách đóng bàn học cho con hợp lý nhất.
Thiết kế bằng vật liệu gỗ MDF
Vật liệu gỗ MDF được xử lý từ các loại cây có tuổi thọ cao và được nghiền thành bột, sau đó kết hợp với các loại keo chuyên dụng và tạo nên các tấm ván gỗ. Đây là một trong những vật liệu thiết kế bàn học khá phổ biến và được sử dụng gia công đồ gỗ nội thất và bàn học của học sinh. Cha mẹ có thể tham khảo để biết cách đobàn học cho con mình.
Thiết kế bằng vật liệu nhựa
Trên thị trường có khá nhiều chất liệu nhựa, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cha mẹ các chất liệu nhựa phổ biến sau đây để biết cách đóng bàn học đúng chuẩn:
- Chất liệu nhựa PE: Đây là một loại nhựa mềm, có đặc tính không thấm nước và rất bền.
- Chất liệu nhựa PP: Chất liệu nhựa PP thường được kết hợp với các loại gỗ, nhựa PP sẽ cứng hơn nhựa PE và điểm mạnh của nhựa PP là không có mùi và dễ dàng vệ sinh khi bám bẩn.
- Chất liệu nhựa ABS: Nhựa ABS là vật liệu nhựa cao cấp, không dễ gãy và có độ đàn hồi nhẹ. Có đặc tính nổi bật là chịu được va đập mạch. Nhựa có giá thành rất phải chăng nên cha mẹ có thể lựa chọn để thiết kế bàn học cho bé.
Cách đóng bàn học đơn giản cho bé
Sau khi đã thực hiện đầy đủ những khâu cơ bản mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Cha mẹ sẽ biết cách đóng bàn học đơn giản cho bé theo các bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Tiến hành cố định khung bàn
Trước khi biết tự thiết kế bàn học, bạn cần làm phẳng bàn học bằng một miếng gỗ. Cố định khối gỗ vuông siêu mỏng để đảm bảo được độ chính xác khi đóng. Sau đó cần cố định khoảng cách chính xác của từng góc bàn, cố định 2 thanh thép. Hãy cẩn thận để tránh hư hỏng khi nó được đóng lại.
Bước 2: Nối các thanh thép lại với nhau
Cố định 2 thanh bằng 4 vít góc, dùng vít để cố định giá đỡ vào miếng cố định. Đồng thời, lúc này để cố định chân bàn cần khoan lỗ chính giữa miếng đệm góc. Sau khi đã hoàn thành, sử dụng dấu để đánh vị trí của các góc. Gỡ tấm ván và tiếp tục thực hiện tương tự đối với những góc còn lại.
Bước 3: Lắp chân bàn
Cha mẹ có thể dùng máy khoan để khoan lỗ tại đế gỗ của bàn. Lưu ý độ sâu của lỗ vừa đủ để trục vít đi qua. Sau đó, lắp vít ở các góc của chân bàn, chiều sâu của mũi khoan phải xuyên qua các lỗ bắt vít trên bu lông. Cuối cùng hãy vặn chặt 4 chân lại và cố định chắc chắn.
Qua những bước đơn giản ở trên đây, cha mẹ đã biết cách đóng bàn học theo sở thích của con.
Kết luận
Góc học tập không chỉ là nơi cho con cái học tập mỗi ngày mà còn là nơi để trẻ có những cảm hứng sáng tạo cùng với đó là tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Bàn học là vật dụng không thể thiếu trong quãng đời học sinh. Hy vọng qua những cách đóng bàn học ở trên, chúng tôi đã giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm và ý tưởng để có thể hoàn thành chiếc bàn hàn học mà con yêu thích, phù hợp với tính cách cũng như tạo nên những tiện ích cho con mình!