Trẻ trong độ tuổi đi học có thể gặp phải rất nhiều bệnh lý nguy hiểm tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy phụ huynh cần chú ý đến việc chăm sóc con cái để phát hiện kịp thời bệnh học đường và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Bệnh vẹo cột sống – bệnh học đường đứng top 1 hiện nay
Cong vẹo cột sống là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ sự phát triển bất thường của cột sống. Điều này có thể khiến cột sống của bé bị cong về phía bên trái hoặc cong vẹo bên phải.
Nguyên nhân
Bệnh lý cong vẹo cột sống ở trẻ trong độ tuổi học sinh có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Trẻ thường xuyên phải mang vác cặp sách quá nặng.
- Độ cao của bàn và ghế khi ngồi học không phù hợp với vóc dáng của trẻ.
- Trẻ ngồi học không đúng tư thế.
- Cong vẹo cột sống do yếu tố di truyền, bẩm sinh hoặc do chấn thương, tai nạn,….
>> Xem thêm: Nguyên nhân gây gù lưng ở trẻ nhỏ và những cách chống gù lưng.
Cách phòng tránh
Với những trẻ có dấu hiệu cong vẹo cột sống do bẩm sinh hoặc chấn thương thì cần có sự can thiệp đúng cách của y khoa. Còn với các trường hợp trẻ mắc bệnh do thói quen xấu trong sinh học, học tập thì có thể phòng tránh dễ dàng bằng một số biện pháp sau:
- Tạo thói quen ngồi học đúng tư thế cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở trẻ về tư thế ngồi khi ngồi.
- Lựa chọn cho bé những chiếc bàn học phù hợp với độ tuổi và vóc dáng. Tốt nhất là cha mẹ nên chọn cho con bàn học thông minh để có thể điều chỉnh, thay đổi độ cao bàn, ghế linh hoạt theo sự phát triển của con.
- Không bắt trẻ lao động hoặc mang vác vật nặng trên vai.
- Cặp sách của bé chỉ nên đựng những đồ dùng cần thiết. Cha mẹ nên chọn mua cho bé ba lô chống gù để hỗ trợ nâng đỡ cột sống cho trẻ khi đeo ba lô trên vai.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của con các thực phẩm giàu canxi và vitamin D có lợi cho hệ xương khớp như: Tôm, cua, sữa, trứng, rau xanh,….
- Tạo cho trẻ thói quen tập luyện thể dục thể thao, hỗ trợ sự phát triển của hệ xương khớp.
Bệnh về mắt – bệnh học đường phổ biến nhất
Bệnh về mắt ở học sinh thường gặp nhất là tật viễn thị, loạn thị và bệnh cận thị học đường. Thống kê của Bộ y tế cho thấy có đến khoảng 15% trẻ trong độ tuổi đi học mắc phải các vấn đề này. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời cận thị học đường có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe của bé.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị cận thị trong độ tuổi học đường là:
- Khoảng cách giữa vị trí ngồi đến bảng quá xa.
- Trẻ ngồi học trong môi trường không đủ ánh sáng.
- Thói quen cúi sát mặt xuống bàn khi ngồi học.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khoáng chất tốt cho mắt.
- Trẻ thường xuyên xem điện thoại thông minh, ngồi xem tivi ở khoảng cách quá gần.
Cách phòng tránh
Các biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ trong độ tuổi học đường hiệu quả nhất là:
- Điều chỉnh khoảng cách giữa vị trí ngồi đến bảng học phù hợp.
- Đảm bảo không gian học của trẻ phải có đủ độ sáng cần thiết.
- Giới hạn thời gian trẻ xem tivi và điện thoại.
- Sử dụng đèn học thông minh, đảm bảo ánh sáng tiêu chuẩn và có thể chống lóa cho mắt bé khi ngồi học.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, crom, kẽm… tốt cho đôi mắt bé như: Cà rốt, các loại cá nước ngọt, cá biển, rau xanh,…
>> Trẻ bị cận đeo kính có tăng độ không? Cách đeo kính cận đúng cách !
Bệnh béo phì là bệnh học đường đang mức “báo động”
Bệnh béo phì là bệnh học đường ở độ tuổi học đường ngày càng cao qua từng năm. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tính thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Tim mạch, huyết áp, bệnh xương khớp,…..
Nguyên nhân
Các nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh béo phì – bệnh học đường trong độ tuổi đi học thường gặp nhất là:
- Yếu tố di truyền.
- Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, ăn quá nhiều trong một bữa,….
- Trẻ phải học quá nhiều không có thời gian vận động.
- Trẻ lười tập luyện thể dục thể thao.
Cách phòng tránh
Béo phì trong độ tuổi học đường là căn bệnh xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên việc phòng tránh lại khá đơn giản và có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Cha mẹ có thể giúp con tránh xa bệnh béo phì bằng các phương pháp như:
- Dành thời gian cho con tập luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên hướng dẫn trẻ vận vận động bằng cách giúp cha mẹ làm việc nhà đơn giản. Chẳng hạn như: Quét nhà, phơi quần áo, tưới cây, dọn dẹp phòng học, nhà bếp,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho con. Hạn chế khẩu phần ăn có nhiều tinh bột, chất béo, bánh kẹo, nước ngọt,…
Bệnh rối loạn sức khỏe tinh thần
Bệnh rối loạn sức khỏe tinh thần ở độ tuổi học đường là bệnh học đường có thể diễn ra ở nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như: Hội chứng tăng động, rối loạn tâm lý, stress, rối loạn tư duy học tập (được gọi là hội chứng Down,….
Nguyên nhân
Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mắc bệnh rối loạn sức khỏe tinh thần – bệnh học đường được đề cập đến nhiều nhất là:
- Yếu tố bẩm sinh do gia đình có người thân mắc phải căn bệnh này.
- Bạo lực học đường.
- Trẻ bị tấn công và lạm dụng tình dục.
- Trẻ bị phân biệt đối xử ở lớp học hoặc ở chính ngôi nhà của mình.
- Những yếu tố tác động mạnh đến tâm lý của trẻ, chẳng hạn như cha mẹ ly hôn, cha mẹ thường xuyên cãi vã, bố đánh mẹ, cha mẹ đánh mắng con cái,..
Cách phòng tránh
Những bệnh lý liên quan đến yếu tố tinh thần, tâm lý không có biện pháp phòng tránh nào hiệu quả bằng việc nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần của con. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm con về cả thể chất cũng như tinh thần. Xây dựng cho con môi trường sống lành mạnh, gia đình hòa thuận vui vẻ.
Cha mẹ nên cho con biết con được cha mẹ yêu thương như thế nào. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con để trẻ có được cảm giác coi trọng và yên tâm hơn.
Bệnh về răng miệng – Bệnh học đường mà hầu hết trẻ em đều mắc phải
Các bệnh về răng miệng điển hình nhất ở trẻ trong độ tuổi học đường phải kể đến là viêm lợi và sâu răng. Những bệnh lý này không chỉ làm mất thẩm mỹ răng miệng mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe răng hàm mặt cho trẻ nếu không được điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân
Bệnh răng miệng là bệnh học đường có thể xảy ra ở trẻ từ 2 tuổi trở lên và trẻ trong độ tuổi học đường có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng này là:
- Trẻ không biết chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Cha mẹ không quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng cho con.
- Thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ ngọt và các thực phẩm có tính axit cao.
- Bàn chải đánh răng không phù hợp với độ tuổi của con.
- Trẻ không được thăm khám răng miệng định kỳ.
- Thường xuyên dùng tăm để xỉa răng khiến nướu bị tổn thương.
Cách phòng tránh
Các biện pháp phòng tránh bệnh về răng miệng – bệnh học đường hiệu quả cho bé cha mẹ nên áp dụng là:
- Rèn luyện và hướng dẫn con cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp cho con và thay bàn chải định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần.
- Sử dụng dụng cụ nha khoa phù hợp để làm sạch răng miệng thay vì dùng tăm xỉa răng.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có tính axit và chứa nhiều đường.
Kết luận
Như vậy Bàn Học Cho Bé đã chia sẻ đến bạn đọc về 5 bệnh học đường thường gặp ở trẻ nhỏ. Hy vọng đã giúp phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích để có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con yêu tốt hơn.